Quản Lý Thuế Doanh Nghiệp Kinh Doanh Vàng Đang Là Bài Toán Khó
Theo báo cáo thì thời gian qua không ít các đơn vị kinh doanh trang sức chưa tự giác kê khai nộp thuế gây ra tình trạng thất thu cho ngân sách nhà nước. Việc quản lý thuế doanh nghiệp kinh doanh vàng đang trở thành bài toán khó cho cơ quan chức năng. Trong bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ thông tin chi tiết về vấn đề này.
Những khó khăn trong quản lý thuế doanh nghiệp kinh doanh vàng
Như đã nói ở trên thì việc quản lý thuế doanh nghiệp kinh doanh vàng đang khá khó khăn bởi lý do chưa tự giác kê khai gây ra tình trạng thất thu cho ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau:
Doanh nghiệp chưa tự giác
Theo nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chế độ lập và sử dụng hóa đơn chứng từ. Đồng thời thực hiện niêm yết công khai tại điểm giao dịch về giá mua bán. Tuy nhiên, thực tế hiện nay còn khá nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ quy định, lợi dụng chính sách tự giác tự nộp để không kê khai thuế.
Mặt khác, khi mua vàng đại đa số người dân chưa có thói quen lấy hóa đơn tạo cơ hội cho doanh nghiệp bán hàng không xuất mà chỉ lập hóa đơn hợp thức hóa đầu ra để khai thuế. Chính vì vậy mà doanh thu và thuế giảm đi rất nhiều so với thực tế gây thất thu cho nhà nước.
Theo đánh giá trong công tác quản lý thuế của doanh nghiệp kinh doanh vàng, số thu vào trên địa bàn chưa đúng thực tế. Ví dụ như thành phố Quảng Ngãi, nơi có số lượng đơn vị kinh doanh mặt hàng này lớn nhất với gần 70 doanh nghiệp nhưng số thuế thu được hàng năm chỉ khoảng từ 3-4 tỷ đồng.
Cần sự phối hợp kê khai thuế chính xác
Thời gian qua, thị trường vàng luôn biến động tăng với số lượng giao dịch và giá trị lớn. Tuy nhiên, qua theo dõi dữ liệu quản lý thuế thì không ít doanh nghiệp có dấu hiệu kê khai thiếu, thậm chí là không kê khai doanh thu nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp cho ngân sách nhà nước.
Để công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng có hiệu quả thì Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo tăng cường quản lý với lĩnh vực này. Thực hiện chỉ đạo, ngành thuế đã có nhiều văn bản gửi đến những đơn vị hoạt động trong ngành trang sức thực hiện kê khai chính xác, trung thực doanh thu, dịch vụ bán ra, giá vốn, mua vào,…
Những hình thức kinh doanh vàng cần phải nộp thuế cho nhà nước
Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được và bảo vệ. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuyệt đối tuân thủ quy định của Chính phủ cùng một số điều khoản khác có liên quan của pháp luật. Mục đích là để phát triển ổn định và bền vững thị trường mặt hàng này trong nước.
Hoạt động trong kinh doanh vàng miếng
Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng để sản xuất. Ngân hàng nhà nước tổ chức cũng như quản lý trong hoạt động sản xuất và thực hiện mua, bán trên thị trường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Hoạt động trong kinh doanh sản xuất trang sức, mỹ nghệ
Đây là thị trường kinh doanh có điều kiện và phải được ngân hàng nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất. Theo đó, sẽ áp dụng tính thuế đối với đối với hoạt động này theo PPTT.
Hoạt động trong xuất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất vàng
Doanh nghiệp được ngân hàng nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng bạc, trang sức có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với đó là đơn vị đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này được xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị âm của vàng bạc, trang sức thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương. Ngược lại nếu không có phát sinh dương hoặc giá trị dương không đủ bù trừ thì được kết chuyển để trừ vào kỳ sau trong năm.
Hướng dẫn kê khai thuế đối với doanh nghiệp kinh doanh vàng
Đơn vị quản lý thuế doanh nghiệp kinh doanh vàng thành phố Hà Nội vào ngày 03/6/2022 đã ban hành công văn 25531/CTHN-TTHT về việc hướng dẫn kê khai, tính thuế giá trị với các nội dung. Đầu tiên, trường hợp công ty có phát sinh hoạt động mua bán thì phải hạch toán riêng hoạt động này nhằm nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Điều đó được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 31/12/2013. Cách tính, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trừ đối với hoạt động kinh doanh mua bán các sản phẩm khác không nằm trong nhóm vàng bạc, đá quý.
Điều này được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 31/12/2013. Đề nghị các doanh nghiệp dựa vào tình hình thực tế để đối chiếu với quy định nhằm thực hiện đúng.Trên đây là toàn bộ thông tin về việc quản lý thuế doanh nghiệp kinh doanh vàng. Mặc dù hiện nay vấn đề này đang được xem là bài toán khó gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, để giải quyết tình trạng đó nhưng đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này cần phải có tính tự giác cao cũng như kiểm soát chặt chẽ từ cơ quan chức năng.
Ý Tưởng Việt là công ty cung cấp giải pháp phần mềm quản lý tiệm vàng và tiệm cầm đồ với 17 năm kinh nghiệm và 3.500 khách hàng trong và ngoài nước.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0918.732.730 (Ms. Phượng)
Hỗ trợ kỹ thụât 01: (028) 392.392.24
Hỗ trợ kỹ thụât 02: (028) 392 392.44
Tư vấn, bán hàng: (028) 39.23.5678
Công ty phần mềm Ý TƯỞNG VIỆT
Trụ sở chính: Số 9 Nhiêu Tâm, Phường 5, Quận 5, Tp. HCM
Mở cửa: Thứ 2 – Thứ 7
Giờ làm việc: 08:00 – 17:00
Bài viết Quản Lý Thuế Doanh Nghiệp Kinh Doanh Vàng Đang Là Bài Toán Khó xuất hiện đầu tiên trên Ý Tưởng Việt.
source https://www.ytuongviet.vn/quan-ly-thue-doanh-nghiep-kinh-doanh-vang/
Nhận xét
Đăng nhận xét