Ưu Nhược Điểm của RFID và Barcode là gì?
Nói đến RFID và Barcode, nhiều người nghĩ rằng chúng tương tự, giống như 2 người anh em trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên nói một cách khách quan, chúng là hai công nghệ nhận dạng, theo dõi khác biệt. Với những ứng dụng khác nhau, chúng cũng có thể kết hợp để đảm bảo việc nhận dạng là chính xác nhất.
Hãy cùng với Ý Tưởng Việt tìm hiểu về 2 công nghệ nhận dạng này trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu khái niệm RFID và Barcode
Barcode là gì?
Barcode hay mã vạch là một mã nhận dạng đồ họa, đại diện cho một tập hợp thông tin. Chúng được tạo ra bằng cách sắp xếp các thanh màu đen và các khoảng trắng với chiều rộng, quy tắc mã hóa được định trước.
Người dùng có thể lấy thông tin từ mã vạch bằng máy quét laser. Hiện tại, có 2 loại barcode được sử dụng rộng rãi là mã vạch 1 chiều và mã vạch hai chiều.
Mã vạch hoạt động thông qua công nghệ nhận dạng tự động, tích hợp với các chức năng mã hóa ký hiệu, thu thập dữ liệu, nhận dạng, lưu trữ thông tin. Nó có thể giải quyết hiệu quả trong việc nhận diện dữ liệu lớn, thu thập đầu vào tự động trong quá trình hậu cần.
RFID là gì?
RFID là công nghệ truyền tải thông tin không dây, nó xác định các mục tiêu cụ thể, đọc/ghi dữ liệu liên quan qua tín hiệu vô tuyến. Việc này được thực hiện mà không cần khả năng thiết lập liên lạc cơ học, quang học giữa mục tiêu và hệ thống nhận dạng.
Tín hiệu vô tuyến sẽ được truyền từ các loại nhãn gắn đề trường điện từ để được điều chỉnh theo tần số vô tuyến. Điều này giúp hệ thống dễ dàng nhận dạng tự động, theo dõi, xác định đối tượng một cách chính xác.
RFID và Barcode có những ưu nhược điểm gì?
Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ưu/nhược điểm của hai công nghệ nhận dạng phổ biến trên thế giới này nhé.
Ưu nhược điểm của mã vạch là gì?
Những ưu điểm của mã vạch
- Có tốc độ thu thập thông tin rất nhanh, nhanh hơn gấp 5 lần so với việc nhập dữ liệu bằng bàn phím. Đặc biệt, công nghệ này cho phép người dùng nhập dữ liệu sản phẩm dựa trên thời gian thực.
- Độ tin cậy cao: Tỷ lệ lỗi dữ liệu đầu vào nhập bằng bàn phím là 1%, tỷ lệ này ở barcode thấp hơn nhiều.
- Truyền tải lượng thông tin lớn: Mã vạch 1 chiều truyền thống có thể dễ dàng thu thập hàng chục ký tự khác nhau. Mà mã vạch 2 chiều có thể thu thập hàng chục ký tự cùng lúc. Đặc biệt, nó còn có khả năng tự động phát hiện và sửa chữa lỗi.
- Linh hoạt và thiết thực: Chi phí đầu tư hệ thống thu thập dữ liệu bằng mã vạch khá thấp. Nó cũng có thể đồng bộ hóa với nhiều thiết bị điều khiển để thực hiện chu trình quản lý tự động.
- Dễ vận hành: Với cấu tạo đơn giản, sản phẩm thu thập dữ liệu qua mã vạch có thể sử dụng dễ dàng mà không cần thông qua bất kỳ chương trình đào tạo nào.
Nhược điểm của Barcode là gì?
- Nó thường chỉ có thể xác định thông tin về nhà sản xuất, chủng loại hàng hóa.
- Khi nhãn mã vạch bị hỏng, máy quét sẽ không xác định được mục tiêu.
- Thông tin nhãn in mã vạch đặc biệt dễ bị sao chép.
- Mã vạch dựa trên công nghệ quang học chỉ có thể nhận dạng trong phạm vi của tia thằng tầm ngắm mà máy quét nhận diện được.
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của RFID
Dù mới xuất hiện, công nghệ này nhanh chóng phổ biến vì có khả năng đọc dễ dàng cùng thông tin lưu trữ đa dạng. Nó có thể sử dụng trong hậu cần, vận chuyển, chống hàng giả…. Cùng tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm của nó nhé.
Những ưu điểm của công nghệ RFID
- Khả năng chống bám bẩn mạnh mẽ nhờ sử dụng chip điện tử để lưu trữ thông tin. Nó có thể chống chịu nước, độ ẩm, các điều kiện môi trường hiệu quả.
- Tính bảo mật của công nghệ này rất cao. Nó cho phép người dùng lưu trữ thông tin, dữ liệu bằng cách mã hóa triệt để. Do đó, nội dung này rất khó bị giả mạo, thay đổi.
- Công suất lớn: RFID có thể lưu trữ lượng thông tin lên tới 30.000 ký tự.
- XÁc định nhiều thẻ đồng thời cũng là một ưu điểm của RFID.Nếu mã vạch chỉ có thể quét 1 lần và phải ở gần đầu đọc, thì RFID dễ dàng xác định nhiều thẻ cùng lúc, từ khoảng cách xa hơn nhiều.
- RFID có thể được sử dụng với nhiều kích thước, hình dáng khác nhau.
- Có thể tái sử dụng và siêu bền bỉ trong nhiều điều kiện. Thậm chí tuổi thọ của chúng có thể lên tới 10 năm.
- Khả năng thâm nhập mạnh mẽ khi được che phủ giúp RFID dễ dàng xuyên qua các vật liệu phi kim loại, không trong suốt như giấy, gỗ và nhựa. Nó thậm chí có thể giao tiếp trong suốt.
Tìm hiểu về nhược điểm của RFID
- Chi phí đầu tư hệ thống này khá cao.
- Sự không nhất quán về tần số cũng là nhược điểm của hệ thống này. Các dải tần số mở là khác nhau ở các nước và hiện tại vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết về tính nhất quán.
- Công nghệ chưa đủ hoàn thiện: Có lịch sử phát triển ngắn, công nghệ này vẫn được đánh giá là chưa đủ tốt về mặt công nghệ.
Lời kết
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết về ưu/nhược điểm của RFID và Barcode. Để có thêm thông tin về các sản phẩm thiết bị, phần mềm ứng dụng công nghệ này trong quản lý kinh doanh tiệm vàng bạc nữ trang, liên hệ ngay với phần mềm tiệm vàng Ý Tưởng Việt nhé.
Bài viết Ưu Nhược Điểm của RFID và Barcode là gì? xuất hiện đầu tiên trên Ý Tưởng Việt.
source https://www.ytuongviet.vn/rfid-va-barcode/
Nhận xét
Đăng nhận xét